Vai trò, nhiệm vụ của Thanh Niên

  • PDF.In

BÁC HỒ DẠY VỀ VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA THANH NIÊN

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ luôn luôn coi trọng vai trò của thanh niên.

Trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ 20, khi những cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta chống thực dân Pháp đều thất bại, những phong trào cứu nước do các sỹ phu đề xướng đã hiện rõ là những phương pháp ảo tưởng, Bác Hồ đã xuất hiện như một vì sao chói lọi đưa dân tộc ta đi vào con đường đấu tranh đúng đắn để cứu nước, cứu nhà. Khác với các sỹ phu yêu nước trước đó, Bác Hồ đã đặt vấn đề thanh niên lên một vị trí mới, xứng đáng. Bác cho rằng muốn cứu đất nước thì trước hết phải thức tỉnh dân tộc, muốn thức tỉnh được dân tộc thì trước hết phải thức tỉnh được thanh niên. Năm 1925, trong tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" Bác Hồ đã kêu gọi "Hỡi Đông Dương đáng thương hại người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên sớm già của người không sớm hồi sinh". Trong xã hội ta, Bác Hồ coi "Thanh niên là một bộ phận quan trọng của Dân tộc". Ngay từ những buổi ban đầu sơ khai của cách mạng nước ta, Bác đã rất chú trọng đến vai trò của thanh niên. Năm 1925, tại Quảng Châu, Trung Quốc, Bác thành lập tổ chức cách mạng đầu tiên – tiền thân của Đảng cộng sản Việt nam – mang tên "Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội". Tập hợp dưới ngọn cờ "Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội" đa số là các thanh niên, mang trong lòng mình một khát khao mãnh liệt – giải phóng dân tộc. Tên gọi của tổ chức cách mạng này thể hiện một tư tưởng chiến lược của Bác: Đảng ta phải trẻ như thanh niên, khỏe như thanh niên. Khi nói về Thanh niên trong lòng Dân tộc, trong cuộc cách mạng mà chúng ta tiến hành, Bác đã dùng một cách so sánh không thể nào hay hơn được nữa "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Bất cứ nơi đâu trên trái đất này, mùa xuân cũng đẹp nhất., tràn trề sức sống nhất. Tuổi trẻ chính là giai đoạn của đời người có khả năng cống hiến cho dân tộc mạnh mẽ nhất. Khả năng của tuổi trẻ là vô địch.

1

Trong chiến tranh, Bác Hồ xem Thanh niên có thể "dời núi và lấp biển", là "đại biểu cho tinh thần tự tôn, tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại". Trong công cuộc xây dựng đất nước Thanh niên cũng là lực lượng tiên phong đi đầu trong mọi phong trào thi đua kiến quốc. Thanh niên có khả năng tiếp thu nhanh kiến thức, "học kỹ thuật – chìa khóa để làm cho dân mạnh, nước giàu". Bác căn dặn "Sau 80 năm trời nô lệ làm cho nước nhà yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó nước nhà trông mong ở các cháu rất nhiều.".

Thanh niên có vai trò quan trọng không những vì khả năng cách mạng to lớn, mà còn do vị trí thế hệ đặc biệt. Thanh niên là cầu nối giữa thế hệ đi trước và thế hệ mới lớn, đảm bảo tính kế thừa, "Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai – tức là các cháu nhi đồng". Quan niệm xuyên suốt của Bác "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên.". Tư tưởng này đã được Bác phát biểu lần đầu trong "Thư gửi các thanh niên ngày 17 – 8 – 1947", và sau đó được Bác khẳng định thường xuyên trong các bài viết, nói chuyện với thanh niên..

Bác đánh giá cao khả năng của thanh niên, đồng thời cũng chỉ cho chúng ta thấy thanh niên có nhiệm vụ to lớn và nặng nề. Không phải tự nhiên mà thanh niên ta có thể đảm đương được vai trò quan trọng của mình, mà "Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cái tương lai đó". Trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của đất nước, Bác đề ra cho thanh niên những nhiệm vụ cụ thể khác nhau, nhưng có có một nhiệm vụ mà khi nào Bác cũng nhắc tới đó là "nhiệm vụ chính của thanh niên là học tập. Muốn xứng đáng vai trò người chủ thì phải học tập". Nền giáo dục nói chung và việc học tập của thanh niên nói riêng phải đảm bảo cho thế hệ trẻ thực sự có đủ nhân cách, kiến thức để "làm người chủ đất nước".

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hòa bình lập lại ở Miền Bắc, Người dạy chúng ta những nội dung cần học là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức. Mục đích của việc học tập là để phụng sự cho nhân dân, cho Tổ quốc. Việc học tập cần phải tiến hành thường xuyên và ở mọi nơi, mọi lúc, "học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân". Bác nhấn mạnh "không học ở nhân dân là một thiếu sót rất lớn".

Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, "khi mà quyền lợi dân tộc giải phóng là cao hơn hết" thanh niên phải hành động theo tinh thần"Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên".

Trong quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa quyền lợi cá nhân và tập thể, giữa hưởng thụ và cống hiến..., Bác dạy "nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì? mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà". Trong hoàn cảnh ngày nay, khi mà tư tưởng tự tư, tự lợi đang làm suy yếu nhiều lĩnh vực trong đời sống và đạo đức, thì lời dạy đó của Bác càng làm cho chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều, và cũng không phải chỉ riêng thanh niên suy nghĩ....

Để đóng góp tốt hơn cho xã hội, thì thanh niên phải hoạt động có tổ chức, có kế hoạch. Hoạt động của phong trào thanh niên cần phải to lớn, mạnh mẽ nhưng thiết thực. Những lời dạy của Bác về cách tổ chức phong trào thật sâu sắc, Bác nói "...chớ đặt những chương trình, kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được...việc gì cũng phải thiết thực...một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được". Bác rất coi trọng yếu tố tổ chức trong trong hoạt động của phong trào thanh niên, mà nòng cốt là tố chức Đoàn. Trong việc xây dựng tổ chức Đoàn, Bác căn dặn "cần phát triển đoàn hơn nữa, nhưng phải chọn lọc cẩn thận, trọng chất lượng hơn số lượng". Một nhiệm vụ lớn mà Bác trao cho thanh niên là "phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai, tức là các cháu nhi đồng". Người còn lưu ý thanh niên nội dung và phương pháp dạy các cháu nhi đồng "phải giữ gìn toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng". Bác luôn lưu ý đến đặc điểm lứa tuổi của thế hệ trẻ khi giáo dục, không chỉ nói đến học tập, công tác mà còn dặn dò phải biết vui chơi, giải trí, đừng để cho thanh niên, nhi đồng biến thành những người "già sớm".

Thanh niên không những phải học cái tốt trong sách vở, trong nhân dân mà còn có nhiệm vụ chống cái xấu ngay trong bản thân mình. Bác chỉ rõ những khuyết điểm mà thanh niên thường mắc phải là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh anh hùng v.v. chỉ khi nào chúng ta loại bỏ được "kẻ thù" ngay trong chính bản thân mình thì chừng đó chúng ta mới có thể trở thành con người chí công vô tư được.

Những lời dạy của Bác về vai trò, nhiệm vụ của thanh niên rất rộng lớn, từ cuộc sống, từ đạo đức, nhân cách đến tinh thần quốc tế vô sản v.v. Đó là một kho tàng vô giá vì đã được minh chứng bằng chính cuộc sống, bằng chính sự nghiệp của Người. Trong các lời dạy của Bác, chúng ta thấy truyền thống, văn hóa của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trong các lời dạy của Người chúng ta thấy thực tiễn sinh động của cách mạng nước ta. Những lời dạy của Bác có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, đã qua bao năm tháng nhưng vẫn còn mang tính thời sự, tưởng như Bác mới nói với chúng ta hôm qua, tưởng chừng như Bác mới nói với chúng ta hôm nay! Để làm theo lời Bác dạy, cần phải nghiên cứu tỷ mỷ, công phu, nhưng quan trọng hơn hết là phải biết áp dụng và dám áp dụng vào thực tiễn..

Niềm tin của Bác vào thế hệ trẻ Việt Nam đã truyền lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Chúng ta tin tưởng "tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang" vì có "một thế hệ thanh niên hăng hái kiên cường". Thanh niên Việt Nam đã, đang và sẽ xứng đáng đáng với lòng tin của Bác.

Huỳnh Anh Tuấn

Điều hành

vptt truong
hosodientu
dn vnedu
truonghocketnoi
lichcongtactuan
lichcongtacthang
thoikhoabieu
q-office
lichthaogiang
tracuusachthuvien
thituyensinh
congkhaigiaoduc

Danh sách ủng hộ

Số tài khoản ủng hộ Quỹ Khuyến học Trường THPT Phan Bội Châu
Tên: Trường THPT Phan Bội Châu
Số TK: 56210002428127
Tại ngân hàng BIDV chi nhánh Quảng Nam.

Thăm dò

Theo bạn cổng thông tin điện tử Trường THPT Phan Bội Châu thế nào?





Kết quả

Thống kê

Các thành viên : 3
Nội dung : 448
Liên kết web : 22
Số lần xem bài viết : 1538999
Hiện có 15 khách Trực tuyến

Ảnh ngẫu nhiên từ thư viện

Lời hay ý đẹp


Lòng ghen có tính cách vừa công bằng vừa hợp lý bởi lẽ nó nhằm gìn giữ cho cái thuộc về ta hoặc cái mà ta tin là của ta.
La Rochefoucould

Danh bạ điện thoại

STT

Họ và Tên

Ngày sinh

Dạy môn

Chức vụ

Số ĐT

1

Đinh Gia Thiện

1978

Hóa học Hiệu trưởng

2

Huỳnh Tấn Bình

1975

Toán Học Phó Hiệu Trưởng chuyên môn

0911419459

3 Ngô Văn Quý 1966 Toán học Phó hiệu trưởng phụ trách ngoài giờ 0949589517

4

 

 

TT Họ và tên Chức vụ Môn giảng dạy Số Điện thoại Địa chỉ mail
 
          TỔ TOÁN-TIN
1 Nguyễn Văn Lịch TTCM Toán 0935512312
2 Bùi Văn Hiền GV Toán 0935091575
3 Lê Thị Đoan GV Toán-Tin 0988 785 001
4 GV Toán  0905252927
5 Trần Thị Tuyết Nhung GV Toán 0935 845 606
6 Nguyễn Thị Thu Trang GV Toán 0982 199 055
7 Nguyễn Thị Ngọc Anh GV Toán 0122 442 2089
8
9 Nguyễn Thị Ngọc Chung GV Toán-Tin 0978 444 941
10 Trần Thị Thanh Hòa GV Toán-Tin  0982894459
11 Lê Huỳnh Thị Ngọc Ánh GV Toán-Tin 0935 874 107
12 Lê Thị Tuyết Dung GV Toán-Tin 01216555680
13 Phan Thị Quyên TPCM Toán-Tin 0905729603
14 Ngô Công Tuấn GV Toán-Tin 0989 637 375
15
16 Bùi Thị Diễm Trang GV Tin 0919792511
17 Hồ Thị Mỹ Dung GV Toán - Tin
 
  TỔ VĂN
1 Nguyễn Xuân Hoàng TTCM Văn 0935881955
2 Võ Văn Vân GV Văn 0914366121
3 Nguyễn Thị Mỹ Hằng GV Văn 0905 010 476
4 Đỗ Thị Xuân An GV Văn 0983 773 234
5 Nguyễn Thị Bích Thủy GV Văn 01215 579 139
6 Huỳnh Triều GV Văn 0906 593 065
7 Bùi Thị Hoa GV Văn 0123 3537 999
 8 NGuyễn Thị Phương Nam  GV  Văn 0906441157
  TỔ LÝ-CÔNG NGHỆ
1 Phạm Thị Thu Hiền GV Lý- C. Nghệ 0935 637 627
2 Phạm Thị Hồng Linh TTCM Lý- C. Nghệ 01682 394 437
3 Trần Thị Châu GV Lý- C. Nghệ 01213 590 990
4 Hồ Thị Thu Lũy GV Lý- C. Nghệ 01224 441 354
5 Trần Thị Thùy Trang GV Lý- C. Nghệ 0974 045 353
6 Trần Văn Trắc GV Lý- C. Nghệ 0974 300 811
7 Nguyễn Thị Trung GV Lý- C. Nghệ 0905 864 900
8 Hồ Thị Mỹ Nguyệt GV Lý- C. Nghệ 0984 816 010
9 Nguyễn Hồng Phượng GV Lý- C. Nghệ 0973 180 265
10  Trần Thị Bích Anh   GV  Lý-CN  0979738234
11 Lê Thị Minh Nguyệt GV Lý_CN 0983996223
  TỔ HÓA
1 Võ Thị Chữ GV Hóa học 01655 459 744
2 Võ Thị Nghĩa GV Hóa học 0986 959 357
3 Trần Thị Dương Nhi GV Hóa học 0905 990 184
4 Huỳnh Thị Thuý Phượng GV Hóa học 0983 812 879
5 Mai Thị Trúc TTCM Hóa học 0982 229 208
6 Lê Thị Thanh Dung GV GVTB+ Hóa 0982 132 456
7 Lương Ái Sương GV Hóa học 0935 923 545
 8 Lương Tú Uyên  GV Hóa học 0358579259 
9 Nguyễn Thị Ngọc Tuyết GV Hóa học 0986100054
  TỔ SINH
1 Nguyễn Thị Hoa GV Sinh + C nghệ 0906 438 919
2 Nguyễn Thị Kim Thắm GV Sinh 0160 452 19100
3 Bùi Thị Kim Dung GV Sinh 0168 772 6502
4 Nguyễn Thị Tuyền GV Sinh 0963 979 899
5 Lê Thi Thanh Ty  GV Sinh + C nghệ 0120 611 0831
 6 Nguyễn Thị Xuân Dược TTCM Sinh 0986 623 729
7 Võ Thị Hoài Thông GV Sinh 0932549859
  TỔ THỂ DỤC-QUỐC PHÒNG
 
2 Võ Duy Lâm TTCM TD+ QP 0974 356 233
3 Trần Văn Tân GV TD+ QP 0905 905 919
4 Phan Đình Lợi GV TD+ QP 0905 602 628
5 Trần Văn Ba GV Thể dục 0987 747 040
 6 Nguyễn Lê Thụy Ni na GV TD
7 Nguyễn Xuân Hoan GV TD+QP 0935881955
 
  TỔ SỬ-ĐỊA-C DÂN
1 Võ Thị Thúy GV Lịch sử+CD 0123 690 3433
2 Trần Thanh Tuấn TPCM GDCD 0984 504 587
3 Phạm Thị Thu Hằng GV Lịch sử+CD 0982 969 118
4 Dương Thị Hải TPCM Lịch sử 0123 725 3771
5 Bùi Thị Thanh Hải GV Lịch sử 0983 626 345
6 Lê Thị Hạnh GV Địa lý 01664 159 856
7 Nguyễn Văn Vinh TTCM Địa lý 01667 116 757
 8 Lê Thị Kim Châu GV  Địa Lí  0989498991
9 Đào Thị Lan GV Địa Lí 0812021259
10 Đinh Thị Ánh Tuyết GV Địa Lí 0945000106
  TỔ NGOẠI NGỮ
1 Huỳnh Thị Ngọc Lan GV Tiếng Anh 0905 592 262
2 Lê Thị Bảy  GV Tiếng Anh 0905750459
3 Nguyễn Thị Huệ Nga GV Tiếng Anh 0905 494 999
4 Nguyễn Thị Kim Ngân TPCM Tiếng Anh 0906 461 314
5 Huỳnh Thị Như Nguyện GV Tiếng Anh 0983 445 027
6 Nguyễn Thị Phúc TTCM Tiếng Anh 0167 583 7607
8 Lê Thị Xuân Yên GV Tiếng Anh 0983 252 775
9 Nguyễn T Quế Bình Minh GV Tiếng Anh 0935 152 163
10 Phan Trần Mỹ Duyên GV Tiếng Anh 0903 530 819
 11 Phan Thị Hạ GV  Tiếng Anh  0914750132 
 
  TỔ VĂN PHÒNG
1 Nguyễn Thị Thúy Hằng TT Thư viện 0988 853 095
2 Nguyễn Thanh Tuấn BV Bảo vệ
3 Đoàn Thị Kim Nam NV Giáo vụ 0974 618 010
4 Huỳnh Thị Kim Thoa NV Thủ quỹ 0905 634 979
5 NV
6 Hồ Thị Tường Vân NV Kế Toán
7 Nguyễn Thị Thu Hân NV Y tế 0935005184
8 Nguyễn Thị Muôn NV Tạp Vụ 0359471356
9 NV Giám Thị 0972601257
10 Võ Xuân Quảng NV Bảo vệ 0935231101